Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Nha khoa bác sĩ Loan
Danh mục

Mối nguy hiểm khi không chăm sóc răng sữa cho con

Chuyện chăm sóc răng miệng của trẻ đang bị cha mẹ xem nhẹ. Không ít bậc cha mẹ sẽ phủi tay, lắc đầu bởi suy nghĩ "đằng nào nó chả mọc răng khác".

Làm cha mẹ ở thời đại thông tin bùng nổ, nơi những "cơn lốc" nuôi con trên khắp thế giới, từ Mỹ, Pháp, Nhật cho tới Do Thái đổ bộ đồng nghĩa với việc quay cuồng trong hoang mang và lựa chọn.

Tuy nhiên, dù có thêm nhiều kiến thức, dường như phần lớn mối quan tâm của cha mẹ vẫn chỉ dừng lại ở việc làm thế nào con ăn được nhiều, để không béo tròn núc ních như bạn A thì cũng không tong teo thua kém ai, hay theo phương pháp giáo dục sớm nào để trí não con được phát triển vượt bậc.

Còn nói đến chuyện chăm sóc răng miệng cho trẻ, không ít bậc cha mẹ sẽ phủi tay, lắc đầu bởi suy nghĩ "đằng nào nó chả mọc răng khác".

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không biết rằng, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Hành động quan tâm, chăm sóc của cha mẹ ngay từ khi con còn nhỏ chính là yếu tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc và khỏe mạnh chonhững chiếc răng vĩnh viễn của con sau này.

 

Moi nguy hiem khi khong cham soc rang sua cho con hinh anh 1
Sự trợ giúp của cha mẹ là nền tảng giúp bé có được bộ răng trắng khỏe trong tương lai. Ảnh: iStock
 
Cách đánh răng tốt nhất

Sử dụng bàn chải nhỏ, mềm với lượng kem đánh răng tương đương với kích thước của một hạt gạo. Sau sinh nhật thứ 3 của bé, bạn có thể sử dụng lượng kem đánh răng tương đương một hạt đậu. Đảm bảo theo đúng nguyên tắc này để tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với fluoride.

Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối. Nhẹ nhàng chải răng ở cả mặt trong, mặt ngoài và đánh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Khi trẻ có thể kiểm soát việc nuốt kem đánh răng, hãy dạy bé súc miệng với nước.

Thay bàn chải khi đầu lông bàn chải bị mòn hoặc tòe.

 

Khi nào nên để trẻ tự đánh răng?

Ngay khi bé sẵn sàng và có thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bé sẽ không thành thạo việc đánh răng cho tới tận năm 7 tuổi.

Các mẹ có thể đánh răng cùng con và cùng bé chơi trò "kiểm tra" để xem bé đã đánh răng sạch chưa. Để bé kiểm tra răng bạn và bạn sẽ có cơ hội ngó vào bên trong khuôn miệng xinh xắn của bé và phát hiện những ngóc ngách chưa được bé đụng đến.

 

Khi bé không đánh răng

Nếu bé mè nheo, khóc lóc khi đánh răng, mẹ có thể thử mua cho bé chiếc bàn chải có hình nhân vật hoạt hình yêu thích.

Liz Birka White - một bà mẹ 3 con ở Diablo, California, Mỹ - cho biết mẹo này phát huy tác dụng với cả 3 đứa con của cô.

"Cậu con cả của tôi ghét đánh răng cho đến khi tôi mua cho bé chiếc bàn chải Elmo. Từ ngày đó, thằng bé luôn háo hức và rất chăm chỉ đánh răng. Chiếc bàn chải có hình Elmo chính là chìa khóa, giúp tôi giải quyết vấn đề" - chị White chia sẻ trên BabyCenter.

 

Nếu có thể, bạn cũng nên mua cho bé nhiều bàn chải đánh răng với các màu khác nhau để bé có thể chọn màu yêu thích vào mỗi sáng.

 

Moi nguy hiem khi khong cham soc rang sua cho con hinh anh 2
Cha mẹ cần kích thích, giúp bé thấy đánh răng như một trò chơi thay vì là hành động ép buộc. Ảnh: iStock
 
Trẻ em có cần fluoride?

Fluoride là chất khoáng giúp chống sâu răng bằng cách tăng cường men răng, tăng khả năng chống chọi với acid và các vi khuẩn có hại. Cơ thể trẻ có thể tiếp nhận fluoride từ kem đánh răng, nước và thuốc bổ.

Phần lớn nước máy cung cấp tại các thành phố đều có fluoride (bạn có thể hỏi nhà chức trách hoặc tự đi kiểm tra để biết nguồn nước nơi mình ở có fluoride hay không). Nếu lượng fluoride dưới 0,3ml/m3 nước, hãy hỏi bác sĩ nha khoa xem bé có cần bổ sung fluoride bằng thuốc bổ hay không.

Nước đóng chai và nước trái cây cũng có chứa fluoride, dù không phải lúc nào chúng cũng được liệt kê trên nhãn. 

Hãy nhớ rằng một lượng nhỏ fluoride tốt cho răng của trẻ, tuy nhiên, nuốt quá nhiều fluoride trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng fluorosis - hiện tượng chấm trắng xuất hiện trên răng trưởng thành của bé. Đó là lý do tại sao không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng, nhất là khi bé chưa biết cách súc miệng.

 

Loại thức ăn dễ gây sâu răng

Có một số nhóm thức dễ gây sâu răng hơn các nhóm khác, đó là đồ ngọt (hoa quả, hoa quả khô, nước hoa quả và những loại thức ăn như bơ lạc, kẹo dẻo) và tinh bột (bánh mỳ, bánh quy, pasta, bánh quy xoắn).

Nếu muốn thưởng thức những loại thức ăn này, bạn nên cho bé ăn trong bữa chính thay vì bữa phụ vì chúng sẽ ít có cơ hội bám trên răng thời gian dài.

Lưu ý, cha mẹ cần tạo cho con thói quen uống nước tráng miệng sau khi ăn.

 

Khi nào nên bắt đầu đưa trẻ đi khám nha sĩ?

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên đưa trẻ đi khám trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hay khi sinh nhật một tuổi, tùy thuộc vào thời điểm nào đến trước. Nếu bạn chưa đưa con đi nha sĩ, hãy đặt lịch càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ có những hướng dẫn và giải đáp cụ thể giúp bé có được hàm răng trắng khỏe trong tương lai.

 

 

Thông thường trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ở tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 7. Một số trẻ phát triển sớm có răng lúc 3 tháng, trong khi đó, một số trẻ phải hơn 1 tuổi mới mọc răng. Có một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sinh ra đã có răng.

Trên thực tế, răng bắt đầu phát triển từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và chân răng hình thành bên trong lợi. Răng mọc từng cái theo thời gian và thường theo thứ tự: 2 răng giữa hàm dưới, 2 răng giữa hàm trên và sau đó là các răng bên trong.

Những chiếc răng mọc cuối cùng (răng trong cùng ở cả hàm trên, hàm dưới, ở 2 bên) thường xuất hiện vào sinh nhật thứ 3 của bé. Khi đó, bé sẽ có đủ 20 chiếc răng. Những chiếc răng sữa sẽ lung lay và rụng dần khi những chiếc răng vĩnh viễn đã sẵn sàng. Thời điểm này là lúc bé khoảng 6 tuổi.

 

Theo Phương Ly - Zing.vn

 

06/11/2017 786 đã xem

Bài viết cùng chuyên mục

Top